Rượu Sake được sản xuất bằng nguyên liệu là gạo và nước
Khi thêm con mốc ( bao gồm mốc Koji và con men) vào, dưới tác dụng lên men của nó sẽ làm cho hương thơm và mùi vị của rượu biến đổi
Hiểu được cách làm rượu Sake sẽ giúp bạn có được cách thưởng thức thú vị hơn.
Phần gạo được gọt bỏ càng nhiều thì vị ngọt của rượu càng đậm đà. Ví dụ như rượu sake Etsu no Hajime là 40%, Joh-kun là 50%.
Đây là quá trình quan trọng nhất trong sản xuất rượu Sake
1:Rửa gạo - Gạo được rửa sạch
2:Ngâm gạo - Gạo được ngâm với nước giúp việc hấp cơm được dễ dàng hơn
3:Hấp gạo thành cơm - Hấp để làm mềm hạt gạo, tạo môi trường thuận lợi cho con mốc phát triển
4:Sản xuất Koji
Sau khi rải mốc, điều chỉnh nhiệt độ ở mức trên dưới 400C tạo điều kiện cho con mốc phát triển.
Việc sản xuất Koji quyết định đến hương vị rượu.
Quá trình lên men được diễn ra theo 4 trình tự từ sản xuất shubo đến soe, naka, tome.
Koji được cho vào bồn lên men, tại đây sẽ diễn ra quá trình lên men rượu. Từ quá trình lên men này chúng ta sẽ thu được alcohol.
Ngày thứ nhất: Cho shubo, nước, cơm vào bồn lên men
Ngày thứ hai: Cho soe, nước , cơm vào bồn.
Ngày thứ 3: Giai đoạn con men làm quen với môi trường mới.
Ngày thứ 4: Cho naka, nước, cơm vào.
Ngày thứ 5: Cho tome, nước, cơm vào
Quá trình lên men diễn ra từ 20 đến 30 ngày sau khi hoàn thành các bước ở trên.
Đối với rượu sake Etsu no Hajime thì quá trình lên men diễn ra khoảng 28 ngày.
Rượu sake sau khi được lên men thì đem đi vắt ép. Sau khi vắt ép, rượu được thanh trùng để dừng hẳn sự lên men sau đó được cho vào bồn bảo quản. Rượu sẽ được thanh trùng thêm 1 lần nữa trước khi điều hợp đóng chai xuất bán ra thị trường.
Rượu sau khi vắt ép, thông thường sẽ được thanh trùng 2 lần, tuy nhiên đối với “Nama chozou Sake” ( tạm dịch là rượu sake được trữ tươi) chỉ được thanh trùng 1 lần khi đóng chai. Rượu không được thanh trùng lần nào cả được gọi là rượu “Nama Sake” ( tạm dịch là rượu sake tươi
Rượu sake chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, amino axit. Lượng amino axit có trong rượu sake gấp 10 lần so với trong rượu vang.
Hơn nữa, rượu sake còn chứa axit ferulic – là một chất thuộc nhóm Polyphenol có tác dụng làm đẹp da
Ở Nhật, rượu Sake được xem là “lễ vật” được sản xuất ra để dâng lên các vị thần nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với “mùa thu hoạch lúa gạo” và “ việc tạo ra rượu sake”. Từ đó về sau, rượu sake trở thành một thức uống không thể thiếu trong các bữa tiệc chúc mừng. Ngoài ra, người ta cho rằng rượu sake là biểu tượng của sự chung sống giữa con người và thiên nhiên, được xem như là một thức uống mang âm hưởng của tự nhiên.